Thi công màng chống thấm HDPE là giải pháp chống thấm hoàn hảo giúp nâng cao tuổi thọ công trình cũng như bảo vệ môi trường. Màng HDPE mang lại nhiều giá trị thiết thực như có độ bền cao, dễ thi công, giá thành phải chăng. Đặc biệt, tính ứng dụng của sản phẩm vô cùng rộng rãi. Vậy sản phẩm màng chống thấm này có đặc điểm nổi trội ra sao? Bạn đọc hãy tham khảo bài viết để cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về sản phẩm này.
Thi công màng chống thấm HDPE và những điều bạn chưa biết
Nhằm cải thiện chất lượng của các công trình cầu đường, hầm biogas, ao, hồ chứa nước, các nhà thầu đã ứng dụng màng HDPE làm giải pháp chống thấm hữu hiệu. Điều này giúp cho công trình không bị ẩm do rò rỉ nước. Đặc biệt là chống thấm tuyệt đối cho hầm biogas, khu tập chung rác thải nhằm bảo vệ và không gây ô nhiễm môi trường.
Màng HDPE chống thấm là gì?
Màng chống thấm HDPE hay bạt HDPE (High Density Polyethylene) là loại vật liệu có chức năng chống thấm được sử dụng trong các công trình dân dụng hoặc công trình công nghiệp.
Màng chống thấm HDPE chứa 97,5% là nhựa nguyên sinh, 2,5% còn lại là chất ổn định nhiệt, carbon, chất kháng UVm và chất chống oxy hóa. Do cấu trúc này, màng chống thấm HDPE không độc hại và có độ bền cao (hơn 20 năm).
Màng HDPE được phân loại theo độ dày, từ 0,02 – 3mm. Sản phẩm có thể chịu được nhiệt độ cao và nắng nóng liên tục 7-8 tiếng. Vì vậy, nó thích hợp với các khu vực như Việt Nam có khí nhiệt đới gió mùa, nắng nóng gay gắt.

Các phương pháp sản xuất màng HDPE
Tùy vào từng hạng mục công trình thi công màng chống thấm HDPE mà sản phẩm sẽ được sản xuất các phương pháp khác nhau. Màng HDPE được sản xuất với công nghệ và máy móc hiện đại với hai phương pháp sản xuất là công nghệ đùn và công nghệ cán.
Công nghệ đùn
Công nghệ đùn là phương pháp sản xuất màng HDPE đơn giản nhất. Chiều rộng của màng HDPE được sản xuất theo phương pháp ép đùn là 5-6m và độ dày là 0,15-1mm. Nó được sử dụng chủ yếu cho các công trình không yêu cầu cao về chất lượng, có diện tích vừa và nhỏ cũng như thiết kế đơn giản.
Công nghệ cán
Công nghệ cán thường sản xuất ra sản phẩm màng chống thấm HDPE có khổ rộng 7 – 8 mét, dày 0,25 – 3 mm. Sản phẩm được sản xuất theo công nghệ này thường được ứng dụng để xử lý môi trường cho các công trình tư nhân hoặc nhà nước có diện tích lớn. Ưu điểm của phương pháp này là tốc độ thi công rất nhanh, tiết kiệm thời gian đo chiều rộng và chiều dài của cuộn HDPE lớn.
Ưu điểm của việc thi công màng chống thấm HDPE
HDPE là loại vải địa kỹ thuật có hàm lượng polyetylen cao gấp nhiều lần so với các sản phẩm khác. Trên thị trường Việt Nam, có rất nhiều loại màng HDPE, với xuất xứ và chủng loại khác nhau.

Màng HDPE có độ đàn hồi và khả năng co giãn rất tốt nên khả năng chống thấm hoàn hảo và gần như tuyệt đối. Ngoài ra, nó còn giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường một cách an toàn và hiệu quả. Dưới đây là những ưu điểm nổi trội giúp màng HDPE trở thành giải pháp chống thấm hàng đầu hiện nay.
Độ bền và tuổi thọ cao
Đặc điểm nổi trội của màng HDPE là trơ lỳ và không bị ảnh hưởng bởi hóa chất, ngay cả axit và kiềm mạnh. Đồng thời không bị vi khuẩn, nấm mốc. Đặc biệt là không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, khí hậu, biến động nhiệt độ của môi trường khác. Cấu trúc và chất liệu cao cấp có khả năng chống bị mài mòn, bục rách mạnh mẽ. Do đó, tuổi thọ được kéo dài cũng như giảm thiểu các chi phí khác như bảo trì, sửa chữa.
Chất liệu sản xuất đồng nhất
Các sản phẩm được sản xuất bằng công nghệ và hệ thống tiên tiến hiện đại hàng đầu thế giới. Toàn bộ quá trình sản xuất được kiểm soát chặt chẽ bởi các chuyên gia có kinh nghiệm hàng đầu trong ngành. Do đó, tính nhất quán của chất lượng và tiêu chuẩn cao được đảm bảo. Không có sự khác biệt giữa các khu vực sản phẩm giống nhau hoặc khác nhau.
Ứng dụng linh hoạt giúp tiết kiệm chi phí
Độ dày của màng HDPE là 0,3 đến 3 mm. Chúng có độ bền kéo và độ đàn hồi cao. Do đó, không dễ bị hư hỏng, đâm thủng bởi các vật lạ như đá, cành cây. Màng HDPE có thể ứng dụng cho mọi địa hình, kể cả những nơi tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời hay những địa hình phức tạp.
Các vật liệu chống thấm truyền thống như đất sét và xi măng mất nhiều thời gian để thi công. Ngược lại, khi sử dụng màng chống thấm HDPE, chủ đầu tư sẽ tiết kiệm được nhân công, rút ngắn thời gian thực hiện.
Chất liệu thân thiện với môi trường
Sản phẩm 100% không chứa thành phần độc hại. Không chỉ vậy, màng HDPE còn có thể chống lại sự ăn mòn của hóa chất, vi sinh vật và nấm mốc. Đảm bảo môi trường sống trong lành và lâu dài, cung cấp nguồn nước sạch ở mức độ lớn nhất. Hạn chế tối đa các vấn đề ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của cư dân.
Ứng dụng thi công màng chống thấm HDPE
Có thể nói màng chống thấm HDPE là một trong những vật liệu được ưa chuộng nhất hiện nay. Tất cả những điều này đã mang lại lợi ích rất lớn cho người dùng. Ứng dụng của màng HDPE không chỉ trong nông nghiệp mà còn được ứng dụng trong xử lý chất thải trong lĩnh vực công nghiệp. Tránh gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Màng HDPE chống thấm thường được sử dụng trong các hạng mục công trình phổ biến dưới đây.
Ứng dụng màng chống thấm lót đáy bãi rác thải
Hiện nay, một lượng lớn rác được thải ra môi trường. Có rất nhiều chất thải khó phân hủy, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Thi công màng chống thấm HDPE lót đáy được coi là giải pháp hữu ích nhất để chứa và xử lý lượng lớn chất thải.

Độ bền của màng HDPE có thể lên tới hàng chục năm hoặc hàng trăm năm. Đây là lý do tại sao nó thường được sử dụng làm lớp lót cho đáy của bãi chôn lấp đạt tiêu chuẩn môi trường. Điều này giúp ngăn chặn chất thải ô nhiễm rò rỉ ra môi trường xung quanh.
Ứng dụng làm màng phủ nổi hầm Biogas
Tỷ trọng của màng chống thấm HDPE là 0,94 là một vật liệu phổ biến có thể được áp dụng để phủ lên trên của thùng chứa chất thải trong chăn nuôi công nghiệp hoặc ao xử lý nước thải nhà máy.
Màng HDPE có thể ngăn mùi, bệnh tật và ô nhiễm không khí. Đồng thời, nó còn giúp thu nạp khí biogas sinh học để tạo ra năng lượng mới. Nó có thể được sử dụng để tạo ra điện hoặc cung cấp nhiên liệu cho cuộc sống của con người.
Ứng dụng làm lót đáy hoặc mái khu nuôi trồng thủy sản
Ứng dụng của màng HDPE rất phổ biến trong ngành nuôi trồng thủy sản với tác dụng tạo thành một lớp ngăn cách giữa nước trong hồ nuôi và môi trường bên ngoài. Đồng thời cũng ngăn nước thấm ngược trở lại bên trong hồ. Điều này giúp ổn định độ pH và nồng độ muối trong nước, ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập vào ao nuôi, bảo vệ con giống khỏe mạnh.

Ngoài những ứng dụng cụ thể trên, màng HDPE còn được thi công làm giải pháp chống thấm cho các hạng mục khác nhau. Tất cả đều mang đến ưu điểm là tăng tính thẩm mỹ cho công trình và nâng cao tuổi thọ cho công trình lại rất thân thiện môi trường.
Đơn vị thi công màng chống thấm HDPE uy tín chất lượng nhất hiện nay
Bạn có biết rằng dù chỉ một sai sót nhỏ trong bất kỳ công đoạn nào khi thi công màng chống thấm trong bể chứa, hầm biogas cũng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ công trình? Vì vậy, khi có nhau cầu thi công màng chống thấm HDPE bạn cần khéo léo trong việc chọn đơn vị uy tín, chất lượng.
Công Ty TNHH Môi Trường QUANG PHÚC tự hào là đơn vị được nhiều khách hàng biết đến và là đơn vị mang lại giải pháp chống thấm tốt nhất hiện nay. Với sứ mệnh bảo vệ đất mẹ thiên nhiên, Quang Phúc đã không ngừng nỗ lực cố gắng để mang đến giải pháp chống thấm và bảo vệ môi trường tốt nhất cho khách hàng.
Bạn đọc vừa tham khảo bài chia sẻ của Quang Phúc về toàn bộ ưu điểm và ứng dụng khi thi công màng chống thấm HDPE. Để được tư vấn giải pháp chống thấm hữu hiệu nhất, bạn đọc hãy liên hệ ngay với Quang Phúc theo Hotline 0909.488.306 hoặc tham khảo thông tin trên website https://moitruongquangphuc.com để biết thêm chi tiết.
Bài Viết Liên Quan