Vải địa kỹ thuật không dệt – Quy trình sản xuất, thông số tiêu chuẩn

Vải địa kỹ thuật không dệt là loại vật liệu được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Đó là do chúng sở hữu độ bền cao, chịu lực tốt cùng những tính năng hữu ích. Vậy quá trình sản xuất vải địa không dệt như thế nào? Đâu là các thông số tiêu chuẩn? Xem ngay thông tin được chia sẻ bởi Môi trường Quang Phúc.

Quy trình sản xuất chuẩn tạo ra vải địa kỹ thuật không dệt

Để có được những lớp vải địa không dệt chất lượng, quy trình sản xuất chúng cần thực hiện theo đúng các bước:

Nung chảy hạt nhựa để tạo thành xơ 

Bước đầu tiên để tạo ra vải địa không dệt, đó là nung chảy những hạt nhựa PE, PP. Những hạt nhựa nguyên sinh này được thu gom trong quá trình sản xuất dầu mỏ. 

Tiếp theo, người ta tiến hành cấp vào nguồn của các đầu phun có kích thước nhỏ. Lúc này các đầu phun sẽ tạo thành xơ. 

Xếp chồng các lớp xơ 

Các sợi xơ sau khi được tạo thành từ những đầu phun thì sẽ tiến hành đánh bông. Sau đó chúng được xếp lại thành từng lớp trước khi tiến hành xuyên kim. 

Để tạo ra những loại vải địa kỹ thuật khác nhau thì người ta sẽ xếp các lớp xơ này với số lượng khác nhau. Số lượng lớp xơ xếp chồng lên nhau càng nhiều, vải địa được tạo ra có khả năng chịu lực càng lớn.

vai-dia-ky-thuat-khong-det-quy-trinh-san-xuat-thong-so-tieu-chuan-moitruongquangphuc_com-1.png
Một quy trình sản xuất vải địa không dệt đúng chuẩn

Tiến hành xuyên kim

Sau khi các lớp sơ đã được xếp chồng, người ta bắt đầu thực hiện xuyên kim. Việc xuyên kim để tạo thành vải địa sẽ được thực hiện qua ba bàn xuyên kim với một từ trên xuống, một từ dưới lên và xuyên kim theo cả hai hướng. 

Sau khi thực hiện xuyên kim xong, vải địa sẽ được ép nhiệt ở nhiệt độ cao. Quá trình này được tiến hành với mục đích là định hình các sợi xơ.

Đâu là những thông số tiêu chuẩn của vải địa kỹ thuật không dệt?

Vải địa kỹ thuật không dệt được sản xuất đúng quy trình với những thông số tiêu chuẩn sau đây:

Cường lực chịu kéo

Đối với vải không dệt thì thông số tiêu chuẩn quan trọng nhất chính là cường lực chịu kéo. Thông số này thể hiện khả năng chịu lực kéo của vải trước khi đứt. 

Cường lực chịu kéo của vải địa không dệt được đo bằng đơn vị kN/m hoặc psi. Giá trị này càng cao, thì vải địa cho khả năng chịu lực kéo càng lớn.

Độ giãn dài khi đứt của vải địa kỹ thuật không dệt

Độ giãn dài khi đứt của vải địa không dệt thường được đo bằng đơn vị %. Nó thể hiện mức độ co giãn của vải trước khi bị đứt. Giá trị độ giãn dài khi đứt của loại vật liệu này có thể thay đổi tùy thuộc vào loại vải, nguyên liệu cũng như quy trình sản xuất.

Sức kháng thủng CBR của vải địa không dệt

CBR (California Bearing Ratio) – Sức kháng thủng là một thông số tiêu chuẩn vải địa kỹ thuật không dệt. Thông số này thể hiện khả năng chịu lực xuyên thủng của vải trước khi bị rách hoặc thủng. Sức kháng thủng được đo bằng Kilonewton (kN) hoặc pound-lực (lbf).

Sức kháng thủng CBR cao cho phép vải địa kỹ thuật chịu được tải trọng lớn từ các vật liệu khác mà không bị rách hoặc thủng.

Hệ số thấm

Hệ số thấm cũng là một trong những thông số không thể thiếu của vải địa không dệt. Vì được sản xuất bằng phương pháp xuyên kim trên từng lớp sợi xơ nên vải địa không dệt có thể dẫn nước thẩm thấu hiệu quả. 

vai-dia-ky-thuat-khong-det-quy-trinh-san-xuat-thong-so-tieu-chuan-moitruongquangphuc_com-2.jpg
Vải địa không dệt cho khả năng thẩm thấu hiệu quả

Theo nghiên cứu, hệ số thấm của vải không dệt cao hơn so với cát. Trong khi đó cát lại có hệ số thấm cao nhất trong số những vật liệu gia cố nền đất. Như vậy có thể thấy vải địa không dệt là vật liệu thoát nước siêu nhanh, liên tục.

Kích thước lỗ của vải địa kỹ thuật không dệt

Kích thước lỗ chính là một thông số đánh giá khả năng giữ vật liệu mịn và khả năng thoát nước. Nghĩa là nó thể hiện kích thước tối đa của các hạt vật liệu có thể lọt qua vải địa. Đơn vị đo của kích thước lỗ là milimet hoặc micromet

Kích thước lỗ của vải địa không dệt phụ thuộc vào các yếu tố như: nguyên liệu, trọng lượng, quy trình sản xuất, phương pháp đo.

vai-dia-ky-thuat-khong-det-quy-trinh-san-xuat-thong-so-tieu-chuan-moitruongquangphuc_com-3.png
Kích thước lỗ của vải địa kỹ thuật không dệt thể hiện kích thước tối đa của các hạt vật liệu có thể lọt qua

Trọng lượng đơn vị của vải địa không dệt

Trọng lượng đơn vị còn được gọi là khối lượng trên đơn vị diện tích. Đây là một thông số tiêu chuẩn quan trọng của vải địa không dệt. Thông số này được đo bằng đơn vị g/m².

Trọng lượng đơn vị của vải địa không dệt có thể dao động từ 50 g/m² đến 1500 g/m². Con số này dao động tùy thuộc vào loại vải, nguyên liệu sản xuất và quy trình sản xuất.

Vải địa không dệt có trọng lượng đơn vị cao thì có độ bền cao, khả năng chịu tải trọng lớn hơn và ít bị rách hoặc thủng. Đồng thời còn giúp cách nhiệt và cách âm tốt và cho khả năng lọc tốt hơn.

Như vậy bài viết của Môi trường Quang Phúc đã chia sẻ đến bạn quy trình sản xuất vải địa kỹ thuật không dệt. Qua đó cũng làm rõ những thông số tiêu chuẩn của loại vật liệu này. Nếu cần được hỗ trợ thêm về thông tin hoặc nhu cầu cần mua vải địa không dệt, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi. 

Bài Viết Liên Quan