Bạt chống thấm HDPE hay còn được gọi là bạt HDPE là giải pháp chống thấm vô cùng ưu việt trong lót hồ thủy sản. Nắm bắt những tiêu chuẩn cơ bản về quy trình thi công bạt nhựa HDPE cho hồ thủy sản sẽ giúp bà con nông dân hoàn thiện được ao nuôi đạt tiêu chuẩn. Cùng Môi trường Quang Phúc tìm hiểu qua những chia sẻ dưới đây.
Những lưu ý khi chọn bạt HDPE lót hồ thủy sản
Bạt lót hồ được làm từ chất liệu nhựa HDPE với khả năng chịu co kéo tốt. Đồng thời còn chống thấm tuyệt vời cùng độ bền lên đến 20 năm. Đây là sản phẩm được ứng dụng rộng rãi trong lót hồ thủy sản
Vậy khi thi công bạt nhựa HDPE thì người nuôi trồng cần tìm hiểu những lưu ý gì để đảm bảo quá trình thi công được an toàn và đảm bảo chất lượng?

Chọn màng HDPE loại nào tốt nhất?
Để thi công màng chống thấm HDPE chất lượng tốt nhất và đảm bảo chi phí thì người nuôi trồng cần quan tâm đến các yếu tố bao gồm:
- Mục đích: Màng HDPE ứng dụng nhiều công trình khác nhau. Do đó tùy vào công trình sử dụng bạt HDPE sẽ khác nhau. Với mỗi một công trình sẽ có những yêu cầu khác nhau về độ bền cũng như khả năng chống thấm…
- Điều kiện thi công: Người nuôi trồng cần xem xét điều kiện thi công như khu vực, khí hậu,… để lựa chọn màng chống thấm HDPE có khả năng chống chịu tốt.
- Kích thước và chi phí: Người nuôi trồng cần xác định rõ kích thước của công trình để lựa chọn bạt nhựa HDPE phù hợp.
Với các tiêu chí trên, khi người nuôi trồng tìm hiểu về bạt nhựa HDPE thì có thể tham khảo ngay 4 thương hiệu màng chống thấm nổi tiếng nhất hiện nay bao gồm:
- HDPE Huitex
- HDPE GSE
- HDPE HSE
- HDPE Solmax
Chọn độ dày HDPE phù hợp
Theo các kỹ sư chuyên nghiệp tại Việt Nam thì khi thi công màng HDPE trong nuôi trồng thủy sản, người nuôi trồng nên lựa chọn bạt HDPE có độ dày khoảng từ 0.5mm – 1mm.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng công trình cũng như công nghệ nuôi thủy sản khác nhau. Người nuôi trồng có thể chọn độ dày khoảng 0.75mm – 1mm để kéo dài tuổi thọ. giảm chi phí bảo trì.

Chọn phương pháp lót bạt HDPE tốt nhất
Sau khi người nuôi trồng đã xác định được độ dày và thương hiệu bạt nhựa HDPE. Bước tiếp theo là cần xác định rõ về phương pháp hàn nối thích hợp. Trên thị trường thực tế hiện nay có 4 phương pháp hàn nối như sau:
- Hàn ép nóng
- Hàn đùn
- Hàn khò
- Sử dụng thanh Polylock
Để hàn nối màng chống thấm HDPE đảm bảo, người nuôi trồng cần xác định rõ phương pháp phù hợp. Hàn ép nóng và hàn đùn thực tế sẽ thích hợp cho các công trình cần độ bền cao. Hàn khò và sử dụng thanh Polylock thích hợp với các công trình đòi hỏi sự linh hoạt và độ chống thấm trong điều kiện khắc nghiệt.
Quy trình lót bạt HDPE hồ thủy sản đúng chuẩn
Để sử dụng bạt chống thấm HDPE trong lót hồ thủy sản phát huy được toàn bộ ưu điểm, lợi ích thì việc thi công đạt chuẩn là vô cùng quan trọng. Môi trường Quang Phúc sẽ gửi đến người nuôi trồng quy trình lót bạt nhựa HDPE đúng chuẩn và đảm bảo an toàn.
Chuẩn bị mặt bằng
Sau khi đã có đầy đủ các thông số thì việc đào đất, hoàn thiện hồ nuôi thủy sản sẽ được tiến hành. Khâu đào đất thực hiện xong, bề mặt của hồ nuôi được xử lý lưỡng, bằng phẳng. Đồng thời loại bỏ những vật sắc nhọn để tránh gây ảnh hưởng tới chất lượng của bạt.
Trong trường hợp bề mặt có cát thì người thi công cần đầm mặt phẳng thật phẳng, dọn dẹp thật sạch sẽ. Thi công phần đáy ao cần đảm bảo cân đối với thiết kế của hồ nuôi thủy sản. Thi công bạt nhựa HDPE, người thi công cũng cần chú ý tới đào rãnh về cả độ rộng cũng như độ sâu theo tiêu chuẩn.
Thực hiện lót bạt chống thấm HDPE
Người thi công sẽ thực hiện rải bạt HDPE, cố định những phần bạt lót hồ ở đáy hồ thông qua các rãnh neo đã đào trước đó. Tiến hành chôn bạt xuống các vị trí rãnh và lấp đất lên bạt. Tùy theo kích thước cũng như diện tích của hồ thủy sản mà người thi công sẽ cần rải bạt & phủ bạt nhiều hay ít.

Điểm quan trọng trong lót bạt chính là nhân lực thực hiện lót bạt. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của màng chống thấm HDPE khi đưa vào sử dụng. Công nhân khi rải và phủ bạt không được sử dụng giày có đế cứng nhọn gây rách bạt. Hay không được hút thuốc trong khi thi công vì có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng bạt,…
Hoàn thiện
Ở những vị trí phải nối bạt thì người thi công cần hàn lại để đảm bảo độ an toàn và chất lượng cho bạt. Tùy thuộc vào vị trí của mối hàn mà người thi công lựa chọn cách hàn thích hợp.
Sau khi hoàn thiện hàn nối thì người thi công sẽ đánh giá chất lượng của mối hàn. Nếu có mối hàn nào chưa chuẩn thì sẽ tiến hành hàn lại. Các mối hàn đảm bảo chất lượng sẽ cho khả năng chống thấm tuyệt đối.
Như vậy, nuôi trồng thủy sản với bạt HDPE là mô hình tiềm năng và đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tối đa thì quy trình thi công là vô cùng quan trọng. Hy vọng, bài viết này của Môi trường Quang Phúc sẽ giúp bạn có được những thông tin bổ ích, chúc các bạn thành công!
Bài Viết Liên Quan