1. Môi trường các nước phát triển:
Hiện tại vấn đề môi trường đang càng ngày nhức nhối với những nước đang trên đà phát triển mạnh như Việt Nam chúng ta với mức phát triển đô thị hóa, số người tăng mạnh trên mọi thành phố và tỉnh lớn, nhiều nguồn lao động đang đổ về đô thị lớn mỗi ngày, nhu cầu ăn, ở, tiêu thụ nguồn thức ăn cực kì lớn. Trong khi đó nhu cầu ăn uống được đặt lên hàng đầu, do đó các trang trại tăng gia sản xuất, lượng gia cầm và gia súc ngày một tăng để đáp ứng nhu cầu cung cấp dinh dưỡng cho mọi người, mỗi ngày ngoài nạp vào lượng thức ăn chúng ta cũng thải ra nhiều nguồn chất thải vô hại lẫn có hại. Các trang trại cũng như thế mỗi ngày các trang trại cũng thải ra nhiều nguồn chất thải này, thường họ sẽ dẫn đi chôn lấp dưới lòng đất hoặc dùng các biện pháp khác.
2. Vấn đề cần giải quyết:
Nhiều giải pháp đã được để xuất, nhiều người phải đắn đo hoặc suy nghĩ chôn lấp loại chất thảy vô cơ này, với công suất như thế còn biện pháp làm giải quyết vấn đề này đó là sử dụng hầm ủ màng chống thấm để chứa và giải quyết vấn đề này. Hầm ủ sẽ được sử dụng màng chống thấm phủ lên thay vì sử dụng xây lấp như phương pháp cũ làm rất tốn kém chi phí và thời gian. Vậy chúng ta sẽ tìm hiểu màng chống thấm phủ lên hầm biogas là gì?
3. Màng chống thấm HDPE là gì?
Màng chống thấm được cấu tạo từ các hạt nhựa polyme ở dạng cuộn hoặc dạng tấm, loại nhựa này thường được sử dụng do chống thấm tốt. HDPE là từ tiếng anh ‘’ High Density Polyethylene ‘’ Đây là lại vật liệu dùng chủ yếu cho công nghiệp với nhiều chức năng khác nhau, và được sử dụng cho công nghiệp với vai trò Chống thấm với vai trò mình nên vật liệu này được sử dụng cực kì phổ biến trong xây dựng và nhiều ngành khác nhau và cùng đó vật liệu này đã đưa xuống trong các trang trại nông nghiệp.
4. Cấu tạo màng chống thấm:
Màng chống thấm HDPE được sản xuất từ các hạt nhựa cao phân tử Polyethylene – hay còn gọi là nhựa PE ( chiếm khoảng 97,5% thành phần ). Còn lại là các hạt Carbon đen và các chất kháng tia UV, vi sinh vật, kháng hóa học,…( chiếm 2,5% ). Những hạt nhựa nguyên sinh PE trải qua quá trình cán mỏng đùn màng hoặc nhiều phương pháp khác thì sẽ trở thành tấm HDPE với hệ số thấm cực kỳ thấp K = 10-12 10-16cm/s.
Chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về màng chống thấm này nhé !
5. Các loại màng chống thấm của Việt Nam được sử dụng nhiều nhất:
+ Màng chống thấm GSE : là loại màng sản xuất từ Thái Lan, loại màng này được đánh giá cao về chất lượng lẫn về chính sách dành cho người dùng
+ Màng chống thấm HSE: loại màng chống thấm do chính nước ta sản xuất, loại này được sử dụng rộng rãi và nhiều bậc nhất hiện nay với giá cả phải chăng và đi cùng với chất lượng tốt.
+ Màng chống thấm HDPE Huitex: bạt HDPE Huitex được nhập khẩu từ Đài Loan cùng với công nghệ mới thì đây là loại màng chống thấm có giá cả cao nhất trong các loại màng khác trên thị trường hiện nay.
+ Màng HDPE Solmax : là nhà sản xuất các vật liệu tổng hợp địa kỹ thuật lớn nhất thế giới. Sản phẩm của Solmax có chất lượng tốt và giá cả cực kỳ cạnh tranh với các loại màng khác hiện nay và giá cả không chênh lệch quá nhiều so với loại khác/
Với nhu cầu cần thiết hiện nay thì các loại màng này được sử dụng rất rộng rãi và đa năng.
6. Ưu điểm và Công dụng của Màng chống thấm hiện nay:
+ Với chức năng chính là chống thấm thì màng còn góp sức bảo vệ các công trình bởi nước và độ ẩm, gia tăng bảo vệ môi trường cách khu dân cư sinh sống lớn và tách biệt các khu công nghiệp, xí nghiệp, …. Do ưu điểm vượt trội của loại vật liệu trên nên sử dụng trong chống thấm cho trần, sàn nhà và các hạng mục thi công khác.
+ Khả năng chịu nhiệt cực cao dù điều kiện môi trường khắc nghiệt
+ Độ kết dính cực kì ao, bám chắc với bề mặt thi công.
+ Có thể chống lại tia UV từ ánh nắng mặt trời.
+ Chỉ số đàn hồi cao, co dãn cực kì tốt
+ Tuổi thọ cao để tránh gây hại
+ Không kém bề mặt thi công
+ Thân thiện với môi trường do vật liệu không gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến các tài nguyên và môi trường khác.
Với cấu tạo đặc biệt và chức năng chính thì màng chống thấm được chọn vào những dự án
+ Thi công thấm trần nhà, ban công, sân thượng, tường nhà.
+ Chống thấm đường hầm ngầm, tàu điện ngầm,…
+ Lót chống thấm kênh mương, đập thủy điện,…
+ Lót đáy hồ cho đập thủy điện
+ Lót đáy hồ ao nuôi thủy sản
+Lót chống thấm cho các nhà máy hóa chất, nhà máy thải xỉ, nhà máy sản xuất phân bón, khu xử lý chất thải,….. để chống xâm hại môi trường nước ngầm và các tài nguyên khác.
+ Lót cho các bể chứa xăng dầu, hầm biogas,….
+ Giá cả phải chăng
7. Lợi ích từ sử dụng màng chống thấm cho Biogas và tiết kiệm lớn từ hầm ủ màng chống thấm:
Năm 2014, gia đình ông Thảo bắt đầu chăn nuôi lợn thịt với quy mô hơn 1.500 con. Với số lượng lợn lớn, gia đình ông đã chủ động xây 2 hầm khí sinh học với thể tích 10.000m3 được phủ bạt HDPE. Tuy nhiên, lượng chất thải thải ra ngoài quá nhiều khiến cho công trình khí sinh học quá tải, chất thải thừa ứ; nước thải trong hầm biogas rò rỉ ra bên ngoài, gây ô nhiễm môi trường.
“Qua theo dõi của gia đình, với số lượng lợn trên 1.500 con, mỗi ngày có khoảng 700kg chất thải được đổ thẳng ra ngoài hầm biogas. Do lượng chất thải mỗi ngày một tăng lên đã làm cho hầm biogas quá tải, rò rỉ nước thải ra bên ngoài, bốc mùi hôi thối, khiến gia đình đau đầu tìm cách xử lý chất thải của trang trại”, ông Thảo nói.
Trong lúc đang gặp khó khăn trong việc xử lý chất thải theo quy trình lắng lọc qua hầm biogas có phủ bạt, thì cuối năm 2018 gia đình ông được Sở NN-PTNT tỉnh Nam Định, BQL Dự án LCASP Nam Định định hướng và hỗ trợ áp dụng công nghệ xử lý chất thải khép kín với tổng trị giá lên đến hàng trăm triệu đồng, gồm máy ép phân, bể chứa nhiều ngăn phục vụ cho máy ép và máy phát điện sinh học.
Theo đó, tất cả chất thải của lợn từ trong chuồng sẽ chảy xuống bể lắng. Khi máy vận hành sẽ hút chất thải, sau đó tách, ép thành nước và phân hữu cơ riêng biệt. Phân khô được đùn ra như những đống mùn nhỏ mịn, khô tơi như mùn cưa, còn nước thải được đổ xuống hầm biogas.
Trung bình, mỗi ngày gia đình ông Thảo hoạt động máy ép phân một lần. Phân sau khi được tách hết nước để trở thành phân hữu cơ sẽ đóng vào bao bì cho hết mùi và xuất bán cho người dân có nhu cầu.
Theo tính toán của ông Thảo, với khoảng 700kg chất thải chăn nuôi được thải ra mỗi ngày, sau khi xử lý trang trại thu được hơn 200kg phân khô. Với giá bán 80.000 đồng/tạ, mỗi tháng gia đình ông thu lời thêm khoảng 5 triệu đồng. Nhiều lúc, trang trại không còn phân khô để bán ra ngoài thị trường.
Máy ủ phân Gia Đình
Dẫn chúng tôi đi tham quan công nghệ xử lý chất thải, ông Thảo cười tươi và nói: Còn gì sung sướng hơn khi môi trường xung quanh trang trại luôn sạch sẽ, không còn ô nhiễm và mùi hôi thối. Hơn nữa, lại có thêm thu nhập từ công nghệ này.
Chỉ tay về hệ thống máy phát điện sinh học, ông Thảo bảo, nhờ có công nghệ máy phát điện chạy bằng khí gas được lấy từ công trình khí sinh học mà mỗi tháng gia đình ông tiết kiệm được khoảng 2.000kWh, tương đương với số tiền gần 5 triệu đồng.
Mặc dù công nghệ này mới lắp đặt và vận hành tại trang trại được gần 6 tháng nay nhưng đã mang lại được những hiệu quả thiết thực như môi trường nuôi và môi trường sống được cải thiện rõ rệt, sạch sẽ, không còn mùi hôi thối. Đàn vật nuôi phát triển khỏe mạnh.
Chất thải rắn được thu gom lại, đóng vào bao bì để phục vụ cho trồng trọt và thủy sản; nước thải thải ra môi trường đã qua xử lý với chất lượng tương đối đảm bảo, rất tốt cho việc tưới cây.
“Thông qua ứng dụng công nghệ máy phát điện sinh học và máy tách phân, trang trại của gia đình không chỉ giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà còn gia tăng hiệu quả kinh tế, có thêm được thu nhập từ việc bán phân hữu cơ và tiết kiệm được hàng nghìn số điện. Trung bình, mỗi tháng trang trại tiết kiệm được khoảng 10 triệu đồng. Nhìn chung, đây là giải pháp bảo vệ môi trường mang hiệu quả khả quan”, ông Thảo chia sẻ.
Qua câu chuyện trên ta thấy hiệu quả từ hầm BIOGAS phủ màng chống thấm có ích như thế nào, hiệu quả cùng với độ bền thì màng chống thấm mang đến cho các chủ nhà vườn nhiều lợi ích mang đến, vừa giảm thiểu ôi nhiễm bảo vệ sức khỏe, vừa giảm thiểu hiệu ứng nhà kính gây biến đổi khí hậu,…
Bài Viết Liên Quan