Lót vải địa kỹ thuật có tác dụng gì? Mỗi cuộn vải địa bao nhiêu m2?

Mặc dù đã nghe khá nhiều về vải địa kỹ thuật, nhưng bạn chưa hoàn toàn biết rõ loại vật liệu này dùng để làm gì? Mỗi cuộn vải địa bao nhiêu m2? Hãy cùng môi trường Quang Phúc khám phá chi tiết sản phẩm và tìm ra câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Lót vải địa kỹ thuật có tác dụng gì?

Vải địa kỹ thuật là một loại vật liệu được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng và hạ tầng nhờ vào các đặc tính độc đáo của nó. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của vải địa. 

lot-vai-dia-ky-thuat-co-tac-dung-gi-moi-cuon-vai-dia-bao-nhieu-m2-moitruongquangphuc_com-1.jpg
Lợi ích khi lót vải địa cho các công trình, dự án

Vải địa kỹ thuật được sử dụng trong hệ thống ống nước

Đối với những vùng có địa chất yếu khi xây dựng hệ thống nước dân sinh. Việc gia cố nền đất bằng một lớp cát, tuy nhiên phương pháp này rất tốn kém.

Do đó, giải pháp trải một lớp vải địa không dệt để phân cách nền đất yếu, giúp cho ống nước không bị dịch chuyển và giữ cố định. Cách này được sử dụng phổ biến do nhanh chóng và ít tốn kém hơn. Vì vải địa chủ yếu dùng để phân cách nền đất yếu và có khả năng chịu lực ít. 

Các loại vải địa kỹ thuật thường được dùng trong hệ thống ống nước bao gồm: Vải địa ART 6, ART 7, ART 9.

Vải địa được sử dụng trong cây cảnh và hồ cảnh quan

Với tính năng lọc nước tốt, khả năng giữ cát và đất đá cao, và dễ tạo hình. Vải địa kỹ thuật không dệt thường được sử dụng để tạo hình, làm hòn non bộ cho các hộ gia đình và resort.

Ngoài ra, nhờ các tính năng này cùng với khả năng kháng UV cao, vải địa không dệt còn được dùng làm bọc cây để giữ đất và thoát nước.

lot-vai-dia-ky-thuat-co-tac-dung-gi-moi-cuon-vai-dia-bao-nhieu-m2-moitruongquangphuc_com-2.jpg
Ứng dụng vải địa vào dự án trồng cây cảnh quan môi trường

Các loại vải địa kỹ thuật thường được sử dụng trong các trường hợp này gồm: Vải địa ART 9, TS 20

Vải địa kỹ thuật sử dụng trong công trình giao thông

Đối với những vùng đặc biệt có địa chất yếu như: TP HCM, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Việc sử dụng vải địa không dệt trong các công trình cầu đường là cần thiết. Đó là bởi loại vật liệu này sở hữu các tính năng đặc biệt: Phân cách, lọc thoát nước, gia cường.

lot-vai-dia-ky-thuat-co-tac-dung-gi-moi-cuon-vai-dia-bao-nhieu-m2-moitruongquangphuc_com-3.jpg
Lót vải địa để gia cố cường lực cho nền đường

Nếu xử lý nền đất yếu bằng cát, đất thì khối lượng sử dụng sẽ rất lớn. Vì lượng cát được bơm vào sẽ bị trộn lẫn vào nền đất yếu. Khi ta dùng một lớp vải địa không dệt trải lên nền đất yếu, Chúng sẽ giúp nền đường ở trên phân cách với nền đất yếu ở dưới. Như vậy, tiến độ thi công sẽ nhanh hơn. Và đặc biệt là tiết kiệm giá thành vật tư do hao hụt khối đất bị trộn lẫn.

Vải địa kỹ thuật thường được sử dụng trong các công trình giao thông là loại ART 12, ART 15, ART 20.

Tham khảo thêm: Thông tin sản phẩm Bạt HDPE giá rẻ 2024

Vải địa kỹ thuật sử dụng trong công trình cầu

Các đầu cầu thường được trải một lớp vải địa dệt cường lực cao để gia cường. Bởi khả năng chịu kéo của vải địa gia cường tương đương với thép xây dựng. Hơn thế. cường độ chịu xé rách cao, kháng thủng CBR lớn. 

Do các đầu cầu thường có độ dốc nên tính năng gia cường của vải địa dệt có tác dụng đặc biệt cao giúp nền đường ở các vị trí đó được gia cố tốt hơn. Ngoài ra, nó còn có khả năng phân cách nền.

Các loại vải địa kỹ thuật dệt thường được sử dụng trong công trình cầu: GET 10 (100/50 kN/m), GET 15 (150/50 kN/m), GET 20 ( 200/50 kN/m). Vì các đầu cầu thường chịu lực theo phương dọc nên vải địa hay sử dụng là vải địa dệt 1 phương. 

Vải địa kỹ thuật sử dụng trong đê kè

Vải địa có chức năng bảo vệ cốt kè, gia cường cho kè, và giữ cát, đất lại khi bị nước xâm nhập. Các loại vải địa thường được sử dụng trong kè bao gồm: ART 15,  ART 17,  ART 20,  TS 40,  TS 50, TS 60

Quy cách kích cỡ vải địa như thế nào? Mỗi cuộn bao nhiêu m2? 

Hầu hết các cuộn vải địa thường có hình chữ nhật. Vì vậy, công thức tính diện tích (m²) của mỗi cuộn vải địa dựa trên diện tích hình chữ nhật. Công thức tính m² cho 1 cuộn vải địa như sau:

Số m² = S = Chiều dài x Chiều rộng

Trong đó:

– S là diện tích của 1 cuộn vải địa tính theo m²

– a là chiều dài tính bằng mét

– b là chiều rộng tính bằng mét

Với công thức này, bạn có thể dễ dàng có diện tích của 1 cuộn vải địa. Chỉ cần biết chiều dài và chiều rộng của 1 cuộn vải địa bất kỳ, bạn sẽ tính được số mét vuông của từng cuộn vải. Từ đó việc xác định đơn giá chính xác cho mỗi dự án đơn giản hơn.

Kích thước mỗi cuộn vải địa ART phổ biến hiện nay:

– ART 25: 4m x 100m, tổng diện tích 400m².

– ART 14: 4m x 175m, tổng diện tích 700m².

– ART 12: 4m x 225m, tổng diện tích 900m².

Vải địa kỹ thuật là một vật liệu không thể thiếu trong ngành xây dựng và hạ tầng. Chúng giúp nâng cao độ bền và hiệu quả của các công trình. Mong rằng các thông tin trong bài viết sẽ giúp quý khách hàng có được lựa chọn phù hợp nhất với mục đích sử dụng của mình! Liên hệ với Môi trường Quang Phúc khi có nhu cầu và cần tư vấn khi lựa chọn vải địa thi công cho các công trình.

Bài Viết Liên Quan