Chọn bạt HDPE cho hầm biogas cần phải đảm bảo các tiêu chí cơ bản. Như vậy thì quá trình thi công hầm biogas bằng bạt nhựa HDPE sẽ đáp ứng độ bền và an toàn trong quá trình sử dụng. Vậy chọn màng nhựa chống thấm HDPE phải đảm bảo các tiêu chí gì? Quy trình thi công hầm biogas với bạt nhựa HDPE ra sao? Cùng Môi trường Quang Phúc tìm hiểu qua nội dung sau.
Những tiêu chí chọn bạt lót hầm biogas
Vì là nơi để chứa và xử lý các chất thải cũng như nước thải. Cho nên khi thi công hầm biogas cần phải đảm bảo có lớp bạt để bọc lót che chắn với mục đích là bảo vệ công trình và chống thấm.
Mặc dù, trên thị trường có không các loại bàn dùng để bọc lót che chắn cho các công trình. Thế nhưng bạt nhựa HDPE vẫn là sự lựa chọn lý tưởng cho hầm biogas. Đó là do chúng có độ bền cao cùng khả năng chống thấm tuyệt vời. Đồng thời việc thi công hầm biogas bằng bạt HDPE cũng vừa tiện lợi mà lại còn nhanh chóng hơn so với những loại chất liệu khác.

Nếu muốn chọn bạt nhựa HDPE để bọc lót hầm biogas, bạn cần phải đảm bảo một số tiêu chí sau:
Chọn bạt HDPE cho hầm biogas dựa vào kích thước
Kích thước là một trong những tiêu chí quan trọng trong khi lựa chọn bạt lót cho hầm biogas. Vì vậy khi chọn màng chống thấm HDPE dùng trong thi công hầm biogas phải đảm bảo cả phù hợp kích thước hầm biogas, độ dày cũng như là khổ rộng của bạt:
Kích thước hầm biogas
Chọn màng HDPE phải phù hợp với kích thước hay dung tích hầm biogas. Do đó, hãy đo đạc kỹ lưỡng các kích thước bao gồm: chiều dài, chiều rộng, chiều cao của hầm để lựa chọn khổ bạt phù hợp, tránh lãng phí hoặc thiếu hụt.
Độ dày bạt
Loại bạt HDPE bọc lót hầm biogas phải có độ dày cao. Nếu chọn bạt nhựa có độ dày thấp sẽ không đảm bảo về độ bền. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng bạt bị rách trong quá trình vận hành dẫn đến rò rỉ chất thải làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Thông thường hệ thống biogas phủ bạt nhựa HDPE gồm 2 phần: nắp hầm và thân hầm. Để tiết kiệm chi phí cũng như đảm bảo độ dày phù hợp theo từng phần, khi thi công hầm biogas có thể sử dụng 2 loại màng HDPE có độ dày khác nhau.

- Đối với phần thân hầm do được dựa vào lòng đất nên có thể sử dụng bạt nhựa có độ dày ít nhất là 0.75mm trở lên. Khuyến nghị độ dày tốt nhất cho phần thân là 1.0mm.
- Còn phần nắp hầm do phải chịu tác động của các nhân tố bên ngoài trong đó khí thải nên cần chọn loại bạt có độ dày cao hơn. Và độ dày màng HDPE lý tưởng cho phần nắp là 1.5mm hay 2.0mm.
Khổ bạt nhựa HDPE
Ngoài độ dày đảm bảo thì chọn bạt HDPE cho hầm biogas phải có khổ rộng là 7.0m hoặc 8.0m. Vì với kích thước khổ rộng như này sẽ giúp cho quá trình thi công nhanh hơn cũng như giảm thiểu được tình trạng hao hụt.
Màu sắc bạt nhựa
Bạt HDPE màu đen thường được khuyến nghị sử dụng cho bọc lót hầm biogas. Bởi màu đen cho khả năng hấp thụ nhiệt tốt, thúc đẩy quá trình phân hủy sinh học. Nếu như bạn muốn chọn màu theo nhu cầu, sở thích của mình thìn cũng có thể lựa chọn bạt nhựa HDPE màu xanh, trắng,…
Chọn đơn vị cung cấp sản phẩm uy tín
Ngoài các tiêu chí trên đây, bạn cũng nên chọn nhà cung cấp uy tín, có thương hiệu lâu năm. Hơn thế sản phẩm của các cơ sở này phải được kiểm định chất lượng rõ ràng, dịch vụ khách hàng tốt và chính sách bảo hành chu đáo.
Những bước thi công hầm biogas với bạt HDPE
Mặc dù quá trình thi công hầm biogas không quá phức tạp. Tuy nhiên để đảm bảo những tiêu chuẩn kỹ thuật thì cần phải tuân thủ đúng quy trình và các bước cơ bản, bao gồm:
Xác định vị trí cần thi công và tiến hành đào hầm biogas
Đầu tiên, bạn cần phải xác định vị trí để thi công hầm biogas và tính toán các chỉ số rộng, sâu, ngang. Tiếp đến là tiến hành đào hầm theo đúng vị trí và các chỉ số đã tính toán.

Xử lý mặt bằng sau khi đào hầm
Bước tiếp theo là xử lý mặt bằng sau khi đào hầm. Ở bước này bạn cần làm thật tốt các khâu như: đầm chặt, dọn sạch sỏi đá, rác và các vật sắc nhọn. Vì nếu mặt bằng không được dọn sạch sỏi đá, các vật sắc và không được đầm bằng. Điều này sẽ khiến lớp bạt khi lót dễ bị rách có thể làm cho chất thải bị tràn ra ngoài. Từ đó gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Chuẩn bị máy móc, vật liệu, nhân lực thi công
Khâu xử lý mặt bằng đã xong, tiếp đến sẽ là bước chuẩn bị vật liệu bạt nhựa HDPE với kích thước, độ dày phù hợp và vật liệu làm đường ống. Cùng với đó là các thiết bị máy móc cần thiết để thi công: máy hàn đùn và máy hàn kép.
Nhân lực để thi công cũng là nhân tố không thể thiếu. Số lượng nhân công sẽ được sắp xếp tùy vào quy mô hầm biogas.
Đào rãnh và chôn bạt HDPE
Tiến hành đào rãnh để chôn bạt nhằm giữ cố định bạt. Sau đó là khâu phủ lớp bạt lót vào hầm đồng thời tiến hành hàn các mối nối với nhau để đảm bảo bạt cho độ kín khít với hầm.

Lắp đặt hệ thống đường ống cho hầm biogas
Ở bước này, chúng ta sẽ lắp đặt hệ thống đường ống cấp – hút chất thải và khí thải. Yêu cầu hệ thống ống được lắp đặt chắc chắn để không gây rò rỉ chất thải, khí thải.
Phủ nổi bạt nhựa HDPE
Phủ nổi màng chống thấm HDPE là bước cuối cùng để tạo thành một hệ thống hầm biogas khép kín. Đồng thời ở bước này cần lắp đặt các phao nổi để đảm bảo tạo khí khi vận hành.
Trên đây là bật mí của Môi trường Quang Phúc về cách chọn bạt HDPE trong thi công hầm biogas. Đồng thời bài viết cũng chia sẻ những bước cơ bản trong thi công hầm biogas với màng HDPE. Mọi nhu cầu cung ứng bạt nhựa HDPE và thi công hầm biogas với màng HDPE, gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0909.488.306.
Bài Viết Liên Quan